Thứ Sáu, 28 tháng 11, 2014

Tìm hiểu truyền thống múa mặt nạ ở Hàn Quốc

Truyền thống múa mặt nạ của Hàn Quốc phát triển đến ngày nay như là một trò chơi nói lên tâm tình của đại bộ phận dân chúng Hàn Quốc. Ví dụ như với nhân vật Maltugi- kẻ đầy tớ thấp hèn, lúc thì kịch liệt lên án sự dối trá, đạo đức giả của tầng lớp quý tộc bằng những cử chỉ táo bạo, hài hước; lúc thì bằng những lời nói sắc bén, hành động tự do nhằm châm biếm việc các nhà sư phá giới, trêu ghẹo phụ nữ và nhiều vấn đề xã hội khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Du lịch Hàn Quốc giá rẻ
Nghệ thuật múa mặt nạ được lưu hành rộng rãi dưới thời Joseon (1392-1910), điều đó chứng tỏ nó đã đạt đến đỉnh cao của loại hình kịch bình dân của Hàn Quốc. Đúng như tên gọi của môn nghệ thuật này trong tiếng Hàn, Talchum có nghĩa là đeo mặt nạ (tal) vào nhảy múa (chum). Đó cũng là cách người chơi che giấu bản thân mình trong chiếc mặt nạ để thỏa sức giải tỏa những bức xúc, uất hận hàng ngày. Cũng có khi, trong những bộ trang phục của tầng lớp quý tộc, pháp sư (mutang), người vợ, người thiếp hoặc người hầu, những người dân thường có thể tìm thấy niềm vui thực sự của cuộc sống.

Chính vì vậy, mà múa mặt nạ của Hàn Quốc không cần diễn viên nghiệp dư như trong các loại hình kịch của Trung Quốc, Nhật Bản. Hơn nữa, ở đây có điểm rất khác biệt, đó là sân khấu và khán giả không bị tách rời như ở loại hình ca vũ kịch của các nước khác. Đây là trò chơi mà diễn viên và khán giả được cùng nhau vui chơi một nơi. Do đó múa mặt nạ cũng rất thân thiện với khách du lịch, các du khách khi đi Du lịch Hàn Quốc cũng sẽ được hòa mình vào những điệu múa mặt nạ.

Nghệ thuật múa mặt nạ cuả Hàn Quốc phân bố trải rộng trên khắp các vùng miền của cả nước. Múa mặt nạ xuất hiện trong nghi thức tôn giáo Shaman ở làng Hahoe, thành phố An Dong; lễ hội múa mặt nạ Danoje ở Gangneung; Yang Ju Byeolsandae Nori, Song Pa Sandae Nori ở Seoul, Gyeonggi; hoặc múa mặt nạ ở Bongsan, Gangnyeong, Eunyul thuộc vùng biển phía Tây biển Hoàng Hải; Ya Yu, O Kwang Dae ở khu vực phía Đông và phía Tây sông Nakdong.

Múa mặt nạ được hồi phục là do có sự tiếp nối với phong trào đương đầu dân chủ của giới học trò sinh viên Hàn Quốc những năm 80. Ngày nay, nó được đại chúng hóa như là một trò chơi dân gian, lôi cuốn nhiều người đến xem và thưởng thức. Các chương trình dành cho người dân yêu thích mặt nạ truyền thống và nghệ thuật múa mặt nạ cũng được xây dựng. Người ngưỡng mộ có thể trực tiếp dự làm mặt nạ, học về nghệ thuật múa mặt nạ. đích của chương trình là mang đến cho người dân những cảm nhận, những trải nghiệm của họ về Truyền thống múa mặt nạ ở Hàn Quốc, về các văn hóa truyền thống Hàn Quốc.

Nguồn: Tổng hợp Internet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Chia sẻ

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites